[masp]paid_vmc_572[/masp]
[tinhtrang]Còn Hàng[/tinhtrang]
Theo báo cáo của Bộ Y tế, tỷ lệ người mắc các bệnh về sức khỏe tâm thần khoảng 14,9% dân số, có nghĩa là khoảng gần 15 triệu người, trong đó các bện lý về rối loạn lo âu, trầm cảm là nhóm bệnh lý có tỷ lệ mắc khá cao.
Trầm cảm là một bệnh lý thần kinh có ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của chính người bệnh và còn ảnh hướng tới những người thân xung quanh. Các báo cáo của Tổ chức Y Tế thế giới cứ 20 người bình thường sẽ có một người đã từng bị một giai đoạn trầm cảm trong năm trước. Mỗi năm trung bình 850.000 người chết vì trầm cảm. Rối loạn trầm cảm không phân biệt giới tính hay độ tuổi, nhưng tỷ lệ mắc chứng trầm cảm ở phụ nữ gấp đôi nam giới. Trầm cảm để lại những hậu quẩ nghiêm trọng cho người bệnh và cả những người thân. Trầm cảm nếu được phát hiện sớm và can thiệp điều trị kịp thời và hiệu quả thì sẽ tránh được những hậu quả không đáng có và giảm thiểu được nguy cơ tái phát. Chính vì lý do đó VMC đã cho ra đời khóa học để giúp giảm thiểu các ca mắc trầm cảm và những hậu quả của căn bệnh này.
- Người trong độ tuổi trưởng thành đang nghi ngờ bản thân bị trầm cảm hoặc có người thân nghi ngờ bị trầm cảm.
- Những người quan tâm, muốn tìm hiểu về chủ đề trầm cảm khác.
Về kiến thức:
- Học viên hiểu được thế nào là trầm cảm.
- Học viên nhận biết các dấu hiệu cho thấy một người đang có nguy cơ hoặc đang trong trạng thái trầm cảm.
- Học viên nhận thức được những hậu quả và những ảnh hưởng tiêu cực của trầm cảm đến người bệnh đang có trầm cảm và ảnh hưởng đến những thành viên khác trong gia đình.
- Học viên nắm được các kỹ thuật, các hoạt động có thể thực hiện để hỗ trợ người thân đang mắc trầm cảm hoặc chính bản thân (đang trầm cảm hoặc nghi ngờ trầm cảm).
Về kỹ năng:
Sau khóa học, Học viên sẽ có được những kỹ năng cơ bản sau:
- Học viên có kỹ năng quan sát và sàng lọc để phát hiện sớm, nhận ra bản thân hoặc người thân đang có nguy cơ trầm cảm hoặc đang có chứng trầm cảm.
- Học viên nắm được các kỹ thuật, các hoạt động có thể thực hiện để hỗ trợ bản thân hoặc người thân đang có nguy cơ mắc trầm cảm hoặc đang bị trầm cảm như: Thiền, hít thở, âm nhạc trị liệu, tạo môi trường thuận lợi, liệu pháp tâm lý hỗ trợ thay đổi nhận thức hành vi.
- Học viên có kỹ năng tìm kiếm các cơ sở uy tín, các chuyên gia có thể hỗ trợ cho mình /hoặc người thân vượt qua trầm cảm.
- Thạc sỹ Tâm lý học Nguyễn Thị Vân Anh
- Tốt nghiệp Thạc sỹ Tâm lý học tại khoa Tâm lý - Trường Đại học Khoa học xã hội nhân văn (1998 - 2002)
- 5 năm là trưởng nhóm chuyên môn tại Tổng đài Quốc gia bảo vệ Trẻ em 111 (Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội)
- 20 kinh nghiệm trong hoạt động tham vấn trị liệu cho các đối tượng có khó khăn tâm trí cần hỗ trợ như trầm cảm, streest, rối loạn lo âu, rối loạn quan hệ giao tiếp xã hội.
- Master Coach NLP
- Cô đã có kinh nghiệm nhiều năm trong các lĩnh vực giảng dạy kỹ năng sống, tham vấn, trị liệu tâm lý cho trẻ em.
- Tham gia nghiên cứu đề tài: Xây dựng mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại Hà Nội.
- Tham gia các khóa tập huấn: Đánh giá, xây dựng kế hoạch can thiệp cho trẻ tự kỷ do Tổ chức Tự kỷ lên tiếng quốc tế tổ chức.
- Sử dụng bộ Test đánh giá trẻ tự kỷ (PEP) do tổ chức CPEC tổ chức.
- Ứng dụng bộ chỉ số đánh giá nguy cơ do tổ chức UniCEP tổ chức (2005).
- Hiện nay cô là: Giám đốc Trung tâm tư vấn và giáo dục hòa nhập Gia An: Quản lý nhóm giáo viên thực hiện công tác can thiệp hỗ trợ cho trẻ tự kỷ, tăng động, trẻ chậm phát triển, trẻ có khó khăn cần hỗ trợ.
- Tham vấn, trị liệu hỗ trợ tâm lý cho các đối tượng gặp khó khăn tâm lý
- Giảng dạy kỹ năng cho trẻ em.